Trong quá trình làm marketing ngoài các hình thức chạy quảng cáo facebook, google để web của bạn tiếp cận được nhiều người dùng thì SEO là 1 phương pháp bền vững hơn giúp cho người dùng có thể tìm kiếm thấy website của bạn trên google và không mất thêm chi phí để duy trì TOP của bạn.
I. SEO là gì?
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, gồm tập hợp các phương pháp khác nhau (đi link group, post bài lên mạng xã hội facebook, google+, instagram) giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả công cụ tìm kiếm.
II. SEO và Adwords (quảng cáo google)
Ví dụ khi bạn gõ từ “Thiết bị vệ sinh” vào ô tìm kiếm của google bạn sẽ nhận được kết quả như sau :
- Đây là Adwords chương trình quảng cáo phải trả tiền của google, sẽ có chữ Ad ở đầu mỗi link web giúp ta nhận biết dễ dàng.
- Còn đây là SEO, bạn không cần mất tiền cho google, bạn hoàn toàn có thể tự SEO web củ mình để có thể được tìm thấy trên google như thế này. Tuy nhiên với những công ty lớn họ muốn web của mình đứng ở đầu bảng tìm kiếm thì họ sẽ thuê rất nhiều người SEO để có thể đánh bật được bạn ra khỏi top 1 của trang tìm kiếm.
III. Các bước làm SEO cơ bản
1. Phân tích
- Phân tích lưu lượng truy cập , từ khóa mà người dùng tới website của bạn bằng các công cụ hỗ trợ : google webmaster tool, google analytics,
- Phân tích Onpage
- Phân tích Offpage
2. Nguyên cứu từ khóa
- Đối với từ khóa có sẵn mà công ty yêu cầu thì chúng ta chỉ cần nghiên cứu mức độ cạnh tranh, độ khó của từ khóa, làm sao để nó lên TOP
- Đối với từ khóa không có sẵn (thường gặp ở SEO tổng thể) các từ khóa khác nhau chúng ta cần phải bận rộn hơn với việc nghiên cứu từ khóa.
Nghiên cứu từ khóa để làm gì?
- Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ
- Xây dựng cấu trúc web phù hợp
- Phân tích được những gì khách hàng đang tìm kiếm từ đó đưa ra nội dung phù hợp
- SEO đúng từ khóa tăng khả năng chuyển đổi
Nghiên cứu thế nào?
- Bạn nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, dựa vào nền tảng có sẵn từ đối thủ, …
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ : google keyword planner, google search box ,…
Lựa chọn từ khóa
- Ưu tiên : độ cạnh tranh thấp, nhiều lượt tìm kiếm (đối với người mới)
- Khi đã có kinh nghiệm bạn hãy chọn những từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm, độ cạnh tranh bao nhiêu cũng chơi
Để biết được bao nhiêu người đang SEO từ khóa như bạn thì hãy gõ vào ô tìm kiếm của google allintitle:”từ khóa”
IV. Thiết kế web chuẩn SEO
Website của bạn cần đạt được các tiêu chí sau :
1. Tiêu chí domain (tên miền)
- Tên miền chứa từ khóa , nội dung liên quan đến website.
- Tên miền có tuổi thọ lâu
2. Tiêu chí hosting
- Host tốc độ cao,ổn dịnh
- Host đặt tại quốc gia của đối tượng đang nhắm tới
3. Cấu trúc web
- Website của bạn cần có sitemap để google index
- Tối ưu Url thân thiện người dùng
- Thân thiện với di động
- Tốc độ tải trang không quá chậm
- Tối ưu các thẻ Title, Meta Description, Meta Keywords, các thẻ tiêu đề H1, H2, H3,
V. Xây dựng liên kết
1. Liên kết nội bộ (Internal Link) :
Internal links là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền
Tác dụng liên kết nội bộ (Internal Links)
- Thiết lập cấu trúc cho website.
- Tăng chỉ số PR đồng đều.
- Tăng chỉ số Page Author.
- Thường làm Menu cho trang web.
- Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
- Tăng tốc độ index.
2. Liên kết từ ngoài trỏ về (Backlink ) :
Backlink là liên kết (link) trỏ tới website của bạn từ một website khác, bạn có thể thường thấy backlink ở bài viết trong các trang mxh hoặc diễn đàn, họ sẽ viết 1 bài giới thiệu hoặc bài chia sẻ gì đó rồi chèn link trang web của họ vào trong bài viết đấy, khi người dùng đọc họ sẽ click vào link mà bạn đã đặt trong bài để xem thêm.
Thuật ngữ :
- Do-Follow Link: tất cả các liên kết mà bạn thêm vào bài đăng trên blog là các liên kết Follow
- Low-Quality Links: Liên kết chất lượng thấp là liên kết đến từ trang web được thu thập từ trang web tự động, trang web spam hoặc thậm chí là các trang web khiêu dâm. Các liên kết này gây hại nhiều hơn là tốt. Đây là một trong những lý do bạn nên cẩn thận khi mua backlinks.
VI. Đánh giá, đo lường hiệu quả
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa hàng tuần
- Kiểm tra lưu lượng truy cập (tăng hay giảm)
- Tỉ lệ chuyển đổi