Tổng quan về tên miền và hosting
Đây là phần 2 của seri làm web không cần biết lập trình do mình biên soạn, các bạn theo dõi không hiểu phần nào hay đoạn nào có thể nhắn tin cho mình nhé.
I. Giới thiệu tên miền và hosting
Tên miền chúng ta chia 2 loại chính là tên miền việt nam và tên miền quốc tế
1. Tên miền Việt Nam
Là những tên miền có đuôi .vn .com.vn biz.vn net.vn
Dành cho giáo dục : edu.vn , thương mại thì .vn hoặc .com.vn , chính phủ gov.vn .
Giá tiền có 2 loại phí là khởi tạo và duy trì, tiền duy trì nhiều hơn tiền khởi tạo.
Từ năm thứ 2 chỉ đóng phí duy trì .
Tên miền .edu rẻ hơn vì nhà nước khuyến khích giáo dục.
2. Tên miền quốc tế
Là các tên miền có đuôi .com .net .org .us .info và 1 số loại chấm khác, trong đó .com .net và .org là phổ biến nhất.
Tên miền đối với seo thì không quá quan trọng vào đuôi, nhưng không dùng .tk nhé 🙂
Tên miền thuong hiệu : bkhost.vn
Tên miền theo từ khóa : thietkeweb.com , tên miền loại này dễ lên top hơn tên miền thương hiệu
3. Kiểm tra tên miền
Bạn phải kiểm tra xem tên miền mình định chọn đã có ai đăng ký chưa, nếu đã có người đăng ký rồi thì bạn không đăng ký được nữa.
Có những tên miền hay, đẹp được người khác mua trước nhưng khi bạn gõ google lại không có bất kỳ thông tin gì về tên miền ấy đó là kiểu đầu cơ bán lại. Khi bạn cần tên miền đó thì bạn phải liên hệ với người đã đăng ký cái tên miền ấy để mua lại, đương nhiên là mua với giá cao hơn thực tế.
Nếu bạn thuê tên miền quốc tế có thể thuê nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài, tuy nhiên nước ngoài sẽ rẻ hơn. Domain mình toàn sài đồ nước ngoài 🙂
Bạn có thể chọn 1 trong các nhà cung cấp domain quốc tế dưới đây : Godaddy, namecheap, dynadot,… hoặc săn sale giá rẻ ở 1 số nhà cung cấp domain khác, có nơi chỉ 1$ / năm. Tuy nhiên những chương trình giá rẻ đó sẽ phải có điều kiện đi kèm là chỉ áp dụng cho năm đầu tiên còn năm tiếp theo giá lên 13 – 18$/ năm.
Mình lấy ví dụ domain chưa ai đăng ký để xem giá của các NCC khác nhau thể nào nhé, domain “websieusach.com”. Mình sẽ thử với 4 nhà cung cấp tên miền : Godaddy, dynadot, bkhost, 123host.
Theo như bảng trên thì các bạn có thể thấy to nhất và đắt nhất là godaddy, rẻ nhất là hàng Việt Nam ,hàng Việt có ưu điểm dễ dàng nói chuyện và support tuy nhiên trỏ tên miền khá chậm. Hàng ngoại thì hầu như không có nhược điểm.
Nếu bạn đăng ký tên miền mình khuyên đăng ký nước ngoài nhé vì bên Việt Nam có trường hợp nhà cung cấp lấy luôn tên miền của khách khi tên miền đã nổi tiếng và 1 số vụ nhùng nhằng khác.
II. Hosting
Hosting như một mảnh đất để xây nhà, chứa vật dụng của chúng ta trên đó. Nó dùng lưu trữ dự liệu bao gồm hình ảnh, file, text nhạc, v.v… Hosting được tạo ra từ 1 server tổng có khả năng lưu trữ lớn thường được đặt tại các trung tâm lưu trữ dữ liệu (Data center ) như VDC ,CMC,FPT ,VTC, Viettel .
Để có hosting bạn phải thuê của các đại lý có server riêng , giá của hosting tùy thuộc vào các thong số kỹ thuật của nó
Các thông cần chú ý
Disk Space : Không gian lưu trữ (Dung lượng) làm web chúng ta thường lấy từ 1-2 GB
Bandwidth : Băng thông là lượng người có thể truy cập vào web để xem 1 thông tin nào đó , thường thì mọi người hay dùng ko giới hạn vì chẳng ai muốn web mình bị giới hạn truy cập cả.
Sub Domain : là tên miền con của 1 domain . Ví dụ https://ptc.trungleo.com
Database : Cơ sở dữ liệu , cái này mỗi web cần 1 cơ sở dữ liệu.
Trường hợp chưa có đủ kinh phí để thuê hosting bạn có thể dùng chính máy tính cá nhân của bạn làm 1 cái host riêng (localhost), các bước cài đặt web bằng localhost sẽ hướng dẫn ở bài sau.
III. Cách trỏ domain (tên miền) về hosting
Sau khi đã mua được domain (tên miền) và hosting bạn trỏ tên miền như sau :
1. Phía domain :
Cập nhật DNS cho domain :
Khi mua hosting xong sẽ có mail gửi thông tin host về cho bạn, trong mail lúc nào cũng có những dòng này 🙁ví dụ host azdigi nhé, các host khác tương tự, chỗ chỉnh DSN của mỗi domain khác nhau nhé nhưng quy trình thì như nhau)
Địa chỉ IP: 45.252.248.16
Nameserver 1: ns3.azdigi.com
Nameserver 2: ns4.azdigi.com
Cách 1: trỏ theo IP
Bạn vào domain -> DNS -> điền địa chỉ IP ở trên vào là xong.
Cách 2: trỏ theo nameserver
Bạn vào domain -> DNS -> điền 2 nameserver ở trên vào là xong.
Cách tìm cách chỉnh DNS của mỗi domain thì các bạn có thể google tìm kiếm nhé
2. Phía hosting:
Thêm domain trên hosting :
Để sử dụng hosting các NCC (nhà cung cấp) sẽ cấp cho bạn 1 trong 2 loại hệ thống điều khiển là cpanel và direct admin.
Ở đây mình sẽ dùng hosting quản lý cPanel cho dễ làm việc, nếu dùng direct admin các bạn sẽ phải up dữ liệu qua 1 phần mềm thứ 3, mình thấy không tiện nên sẽ không hướng dẫn direct admin trong phần này 🙂
Các bạn quan sát mục DOMAINS -> nhấn Addon Domains
Sau khi nhấn vào addon domains sẽ hiện ra bảng này để bạn điền thông tin.
1) Đây là thông báo cho biết bạn đã thêm bao nhiêu domain vào host và còn có thể thêm bao nhiêu domain nữa là đạt giới hạn. Ở những hosting miễn phí thì chỗ này thường là 0 vì họ ko cho thêm domain với tài khoản miễn phí
2) Ghi domain (tên miền) của bạn vào đây. Ví dụ : trungleo.com, ko có http nhé . Subdomain nó tự điền theo domain chính của bạn
3) Đây là đường dẫn tới thư mục chứa web của bạn. Ở 1 số hosting nó sẽ tự điền cho bạn luôn nhưng mình thích lưu nó ở /public_html/ nên mình sẽ điền public_html/trungleo.com, có nghĩa là sẽ lưu web ở phần public_html trong hosting
Để biết tên miền đã được trỏ về host chưa bạn vào dnswatch.info
1) Bạn điền IP hoặc domain vào, mình hay điền domain. Phần type nếu bạn điền domain thì để nguyên A nhé.
2) Nhấn Resolve để chương trình thực hiện.
Kết quả của bạn sẽ nhận được như sau :
Như vậy là domain đã trỏ về đến host
Bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo web cơ bản, đẩy dữ liệu lên host.